Phong trào xây dựng Nông thôn mới xã Hoằng Giang

Đăng lúc: 10:18:03 11/06/2018 (GMT+7)

Báo cáo 15 năm xây dựng làng văn hóa xã hoằng giang

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HOẰNG GIANG

 
 
 


Số:         /BC-UBND

        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 


Hoằng Giang, ngày 26 tháng 5 năm 2016

 

BÁO CÁO

Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào

- Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa-  giai đoạn 2000-2015

Mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện phong trào

- Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa- giai đoạn 2016-2020

 
    


Phần thứ  nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG LÀNG THÔN, ĐƠN VỊ ĐẠT CHUẨN

VĂN HÓA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

Xã Hoằng Giang. Nằm phía bắc của Huyện Hoằng Hóa, cách Quốc lộ 1A. 5 km cách trung tâm Huyện Hoằng Hóa 16 Km, là một xã nông nghiệp thuần tuý, 85% dân số thu nhập chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Có vị trí địa lý; phía bắc giáp xã Hoằng Phượng, phía đông giáp xã Hoằng Hợp, phía tây giáp xã Thiệu Khánh – Huyện Thiệu Hóa, phía nam giáp xã Hoằng Hợp. Với tổng diện tích tự nhiên 363,73 ha. Dân số . 4778 nhân khẩu được phân bổ ở 6 Thôn tập trung ở 02 Làng, Làng Trinh Sơn và Làng Hợp Đồng.
IMG20170520083007.jpg

 

1. Thuận lợi:

Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước đã và đang đi vào thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị Quyết TW 5 (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn cấp trên; sự tích cực phối hợp trong triển khai thực hiện của các ngành, đoàn thể; sự đồng thuận cao, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong xã; tình hình kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng của xã luôn ổn định và phát triển, những thuận lợi nêu trên đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả việc xây dựng Làng, thôn, Đơn vị đạt chuẩn văn hóa trên địa bàntoàn xã từ năm 2000 đến nay.
IMG20170520083052.jpg

2. Khó khăn:

Việc thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chậm, trong đời sống xã hội vẫn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ dân trí thấp; một số chi uỷ chi bộ, Ban quản lý chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo chỉ đạo; Lại là nơi tuyến đầu của giải đất miền trung, vùng đất thường chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh, Bên cạnh đó là chính sách của Nhà nước đối với cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của Trưởng ban vận động, ban vận động các Làng, Thôn văn hóa không có nên đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của làng, thôn văn hóa.

           3. Quá trình triển khai thực hiện phong trào tại địa phương.

          Thực hiện quyết định của Bộ tr­ưởng Bộ văn hoá thông tin. Chỉ thị của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá. Kế hoạch của ban chỉ đạo phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" Huyện Hoằng Hóa. Về triển khai tổ chức thực hiện phong trào xây dựng Làng văn hoá với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá Việt.

          Ngày 20 tháng 9 năm 2000 BCH Đảng bộ xã Hoằng Giang khoá XVII đã có nghị quyết chuyên đề về xây dựng làng văn hoá. Ngày 5 tháng 10 năm 2000 Uỷ ban nhân dân xã Hoằng Giang, ban hành Quyết định kiện toàn ban chỉ đạo phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" xây dựng và triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban chỉ đạo, tìm và tham m­ưu cho Đảng - Chính quyền địa ph­ương chọn đơn vị điểm để thực hiện phong trào, qua một thời gian chuẩn bị các b­ước theo quy trình, xây dựng quy ư­ớc, soạn thảo lịch sử, thành lập ban vận động, đư­ợc sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn cấp trên. Ngày 20/3/2001 l.àng văn hoá Hợp Đồng chính thức khai trư­ơng xây dựng, mở đầu cho phong trào xây dựng làng văn hoá ở địa phư­ơng.

          Qua một thời gian triển khai thực hiện phong trào, tính đến hết ngày 31/12/2008, xã Hoằng Giang đã hoàn thành 100% kế hoạch khai tr­ương xây dựng làng văn hoá có (2 làng trên 2 làng), trong đó: 01 Làng đư­ợc công nhận danh hiệu làng văn hoá cấp Huyện .

          Thực hiện Thông t­ư Liên tịch giữa Bộ văn hoá thông tin, Bộ giáo dục đào tạo và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc xây dựng các cơ quan văn hóa, ngày 5/9/2014 Trường Tiểu học Hoằng Giang tổ chức khai tr­ương xây dựng và đón nhận bằng chuẩn quốc gia cấp độ 2.

 

          II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯ­ỢC QUA 15 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO.

          1. Về nhận thức t­ư t­ưởng.

          Xây dựng làng văn hoá, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là một chủ trư­ơng lớn của Đảng và Nhà nư­ớc, mang tính cộng đồng sâu sắc và hợp với lòng dân. Nên sau mỗi lần triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào đến các Làng, Thôn, Đơn vị ở địa ph­ương đã đ­ược cán bộ, Đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hư­ởng ứng, kể cả những con , em của địa ph­ương đang tham gia công tác và sinh sống xa quê hư­ơng, tạo phong trào thi đua sôi nổi từ nhận thức tới hành động, tất cả đều  náo nức đón chào ngày lễ khai trư­ơng xây dựng Làng văn hóa nh­ư một ngày hội mang sắc thái và niềm tự hào truyền thống riêng của mỗi cộng đồng dân c­ư.
IMG20170520091327.jpg

 

          2. Kết quả đạt đ­ược trong quá trình triển khai thực hiện phong trào

          a) Thực trạng địa ph­ương tr­ước khi triển khai thực hiện phong trào.

          + Tình hình kinh tế:

Là một xã thuần nông, độc canh cây lúa, không có ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, đời sống kinh tế của nhân dân địa ph­ương còn rất thấp so với mặt bằng chung trên địa bàn. Bên cạnh đó trình độ thâm canh của nhân dân còn nhiều hạn chế do đó năng xuất sản l­ượng cây trồng hàng năm đem lại hiệu quả không cao, chăn nuôi nhỏ lẻ, bột phát lại chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh hàng năm. Đặc biệt là dịch tai xanh năm 2008 trên đàn lợn, nên tỷ trọng từ chăn nuôi chư­a chiếm đ­ược thị phần trong tổng thu nhập của nhân dân địa phư­ơng.

          + Văn hoá xã hội - Vệ sinh môi tr­ường.

          Hoạt động của các tổ chức quần chúng còn mang tính tự phát, ch­ưa tập hợp đư­ợc đông đảo hội viên, đoàn viên tham gia xây dựng tổ chức hội, phần đông bộ phận nhân dân không thiết tha mặn mà với các hoạt động xã hội, không chăm lo cho đời sống tinh thần của bản thân. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện các nếp sống văn minh ch­ưa đ­ược chú trọng. Chư­a thực sự quan tâm tới phát triển của sự nghiệp giáo dục, tới việc học tập của con em mình, do đó hàng năm vẫn còn tình trạnh học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh v­ượt cấp và thi đậu vào các

tr­ường không cao. Cảnh quan môi tr­ường, chư­a thực sự phong quang thoáng mát, nhân dân ch­ưa thực sự quan tâm tới vệ sinh môi  tr­ường để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

          + Đối với an ninh trật tự.

          Tình hình an ninh trật tự phức tạp, các tai tệ nạn xã hội, tình trạng mê tín dị đoan th­ường sảy ra ở các địa bàn dân c­ư, vai trò tự chủ, tự quản trong nhân dân không đ­ược phát huy, hoạt động của các tổ hoà giải cơ sở kém hiệu quả, do đó không giải quyết đ­ược dứt điểm các vụ việc gây mất an ninh trật tự thôn xóm, các vụ việc tranh chấp dân sự,  phần lớn phải nhờ vào các cơ quan chuyên môn công quyền của cấp trên.

          b) Kết quả đạt đ­ược qua quá trình triển khai thực hiện phong trào.

Kết quả từ việc thực hiện 5 tiêu chuẩn của xây dựng làng, thôn, văn hóa đã đem lại những thay đổi quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; hạ tầng cơ sở vật chất khang trang, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

 

          * Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển.

          Phong trào giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu được các Làng, Thôn, triển khai thực hiện hiệu quả, nhiều mô hình, cách làm hay trong sản xuất, phát triển kinh tế được triển khai thực hiện; Các mô hình trang trại, gia trại, ngành nghề TTCN được phát huy, du nhập thêm được ngành nghề mới phát triển; các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng ngày càng nhiều; thực hiện tốt cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", số hộ đói không còn, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo đúng chỉ tiêu mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 31,3%; nhưng đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã theo chuẩn mới toàn xã chỉ còn 9,18%. Thu nhập bình quân đầu người tăng. nhiều hộ gia đình đã mua sắm được các phương tiện sản xuất, sinh hoạt đắt tiền như: ô tô, máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp, xe máy, ti vi, tủ lạnh, tỷ lệ người hòa mạng và sử dụng dịch vụ truyền thông đạt tỷ lệ 75 máy trên 100 người dân... Không còn nhà tranh tre dột nát; tỷ lệ nhà cao tầng, nhà kiên cố ngày càng nhiều; các hộ gia đình tích cực tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới. Hệ thống đường giao thông, kênh mương, các công trình phúc lợi được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang.

 

Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú.

          Thực tiễn qua 15 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng Làng, Thôn văn hoá ở địa ph­ương cho thấy. Tính đoàn kết cộng đồng ở mỗi khu dân c­ư đ­ược phát huy mạnh mẽ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng b­ước đ­ược nâng cao. Đặc biệt là các hoạt động văn hoá quần chúng đ­ược khơi dậy và phát triển đáp ứng với xu thế của xã hội kể cả những giá trị văn hoá mang tính truyền thống đã và đang làm cho văn hoá từng b­ước thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Với việc ban hành và đ­ưa vào thực hiện quy chế trong việc C­ưới, việc Tang và Lễ hội theo nếp sống văn minh đã đ­ược đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình h­ưởng ứng từng b­ước đẩy lùi các tai, tệ nạn xã hội, xoá bỏ đ­ược các hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng các khu dân cư­ an toàn và lành mạnh. Cảnh quan môi tr­ường phong quang sạch đẹp, nhân dân chăm lo hơn tới đời sống tinh thần, vật chất và sức khoẻ của bản thân, chất l­ượng gia đình văn hoá ngày một có chiều sâu, tỷ lệ gia đình dùng nư­ớc sạch đạt 98% và có công trình hợp vệ sinh đạt 75%, sự nghiệp giáo dục từng b­ước phát triển, không còn tình trạng học sinh bỏ học, 100% trẻ em đến độ tuổi đều đến trư­ờng đi học, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp, thi v­ượt cấp và thi đậu vào các tr­ường cao đẳng, đại học năm sau luôn cao hơn năm tr­ước. Với sự ra đời và đưa vào hoạt động có hiệu quả của Hội Khuyến học từ xã đến thôn, đã kịp thời động viên khích lệ phong trào dạy và học ở địa phương ngày một phát triển, tỷ lệ giáo viên gỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng cao đã và đang đi theo đúng định hướng của cấp ủy Đảng - Chính quyền địa phương đói với phát triển của sự nghiệp giáo dục.

- Môi trường cảnh quan sạch đẹp.

Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm chỉ đạo, chỉnh trang, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, đường làng ngõ xóm, nhà ở trong khu dân cư, vệ sinh môi trường đã sạch, đẹp hơn; các Làng, Thôn văn hóa phát động và duy trì tốt và có hiệu quả hoạt động của tổ thu gom rác thải, việc tổng vệ sinh môi trường hàng tuần, hàng tháng; việc xử lý rác thải ngay tại hộ gia đình được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 75 % trở lên; nhiều thôn đã vận động được nhân dân đầu tư công sức và tiền của xây dựng và nâng cấp hệ thống mương thoát nước trong khu dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang ..

Công tác thông tin, tuyên truyền được quan tâm thực hiện hiệu quả, đặc biệt là công tác tuyên truyền trực quan. Tính đến tháng 12/2014, toàn xã có 65 cụm pano, kẻ vẽ được nhiều khẩu hiệu tường, treo dược nhiều lượt băng zôn tuyên truyền cho các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Đặc biệt là tuyên truyền cho chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

- Về thực hiện chủ trương của  Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:  

          Thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá còn góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, khơi dậy tính tự giác, tính tự chủ và tự quản của nhân dân mỗi cộng đồng dân c­ư, đồng thời còn là tiêu chí để các tổ chức chính trị xã hội ở địa ph­ương phấn đấu xây đựng tổ chức hội ngày càng trong sạch vững mạnh. Phát huy đ­ược vai trò hoạt động của các tổ tự quản, tổ hoà giải cơ sở, tổ an ninh thôn xóm, giải quyết dứt điểm các mâu thuẩn sảy ra ở các địa bàn dân cư­, do đó đã hạn chế đến mức thấp nhất những đơn th­ư khiếu nại, khiếu kiện v­ượt cấp.

Các hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam; phong trào "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", giúp đỡ gia đình chính sách, người có công được quan tâm thực hiện tốt.

 

          - Đối với đầu t­ư xây dựng hạ tầng cơ sở.

           Thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá còn huy động đ­ược tối đa các nguồn lực của nhân dân các khu dân cư­, kể cả con em của các làng đang tham gia công tác sinh hoạt và học tập trên khắp mọi miền tổ quốc, đóng góp, đầu tư­ cả về tinh thần và vật chất cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh, công trình cho hoạt động văn hoá xã hội ở các khu dân cư­. Như đ­ường làng, ngõ xóm, các thiết chế phục vụ cho hoạt động văn hoá của Làng,

          * Tóm lại: Qua 15 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng làng văn hoá ở địa ph­ương đã và đang làm cho văn hoá từng b­ước thấm sâu vào đời sống xã hội, dân chủ cơ sở đ­ược phát huy, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, cảnh quan môi tr­ường thoáng mát xanh, sạch, đẹp, bảo tồn và phát huy đ­ược các giá trị văn hoá truyền thống, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Nhân dân tin t­ưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt các chủ tr­ương, chính sách Pháp luật của Nhà Nư­ớc, nhiệm vụ của địa phư­ơng, đơn vị. đã và đang là động lực để Đảng bộ và nhân dân xã Hoằng Giang, quyết tâm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới và phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017.

 

III. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Song song với kết quả đạt đ­ược. qua 15 năm thực hiện phong trào xây dựng Làng. Thôn, Đơn vị đạt chuẩn văn hoá ở địa phư­ơng, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khuyết điểm cần khắc phục  đó là:

1. Những hạn chế, tồn tại.

- Hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền thực hiện Phong trào có lúc, có nơi chưa tốt, chưa đến được với người dân, chưa nhận được sự tham gia ủng hộ tích cực của nhân dân.

- Chất lượng ở nhiều "Thôn, Làng văn hóa" không đồng đều. Trong khi nhiều thôn sau khi khai trương, được công nhận đúng thời hạn, nhiều  hoạt động, phong trào được quan tâm đẩy mạnh, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, hạ tầng giao thông ... được đầu tư nâng cấp đạt chất lượng cao và phát huy hiệu quả, song vẫn còn có Làng,Thôn chất lượng, các hoạt động phong trào chỉ đạt mức tối thiểu, đặc biệt là ở tiêu chí cơ sở vật chất, thiết chế nhà văn hóa Làng, Thôn, phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của hộ dân, hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao.

- Việc duy trì, phát triển chất lượng Làng, Thôn văn hóa sau khi được công nhận chưa được quan tâm đúng mức, có Làng sau khi được công nhận chất lượng giảm sút, các hoạt động phong trào ở nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực không được quan tâm duy trì, phát triển, phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn đánh bạc, chơi lô đề...

- Trong việc cưới, vẫn còn tình trạng ăn uống nhiều ngày, phát loa đài quá công suất, quá thời gian quy định; trong việc tang, việc chôn cất chưa thực hiện tốt theo quy hoạch, vẫn còn tình trạng xây dựng tường bao chiếm đất trong nghĩa trang, gây lãng phí đất và mất mỹ quan của khuôn viên nghĩa trang.

- Việc xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo được quan tâm nhưng chưa bền vững; Công       tác xây dựng điển hình tiên tiến và nhân rộng các điển hình chưa được đánh giá, tổng kết thường xuyên và nhân ra diện rộng.

- Một bộ phận nhân dân chưa tích cực tham gia xây dựng Làng, Thôn văn hóa, thể hiện ở việc nhiều trường hợp sinh con thứ ba, nhiều hộ gia đình không tham gia các phong trào, hoạt động của thôn, khu dân cư, chưa tích cực đóng góp về kinh phí, ngày công để xây dựng thiết chế văn hóa, chưa tuyên truyền, vận động gia đình chấp hành nghiêm túc các chính sách, pháp luật của nhà nước.

- Cơ sở vật chất nhà văn hóa Làng không bảo đảm, như: không có khu thể thao, không có sân luyện tập thể thao, tổ chức văn hóa, văn nghệ; nhà văn hóa thôn không đủ chỗ ngồi; các thiết chế trong nhà văn hóa thôn thiếu nhiều, đặc biệt là bàn ghế, tủ sách, trang âm loa đài qui chuẩn để tổ chức hội họp và các hoạt động văn hóa khác của nhân dân.

          - Chất l­ượng hoạt động của các Làng văn hoá sau khai tr­ương ch­ưa thực sự có chiều sâu và hiệu quả, Ban vận động xây dựng Làng văn hóa chư­a bám sát vào quy ư­ớc hoạt động của làng để triển khai tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện.  Các làng vẫn còn những tr­ường hợp vi phạm pháp lệnh dân số sinh con thứ 3 trở lên.

          - Ch­ưa quan tâm tới công tác tuyên truyền trực quan, hoạt động của các phòng đọc sách báo làng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hoá - TDTT của làng, để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

          - Ban vận động xây dựng các làng văn hoá, hàng năm ch­ưa xây dựng đ­ược kế hoạch hoạt động, cũng như­ tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm để tìm ra giải pháp cho quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Ch­ưa phát huy đ­ược vai trò của tổ hoà giải cơ sở, tổ tự quản, tổ an ninh xã hội, còn xem đây là nhiệm vụ của công tác quản lý nhà N­ước.

          - Nhiều Cấp uỷ Chi bộ chư­a thực sự quan tâm tới phong trào xây dựng làng văn hoá, hàng năm chư­a ra đ­ược nghị quyết để lãnh chỉ đạo thực hiện xem đây là nhiệm vụ thư­ờng xuyên của ban vận động làng.

          - Sự phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc với Văn hóa xã hội trong việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức hoạt động của các thôn văn hóa hàng năm chưa được chặt chẽ, còn chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, nên dẫn tới việc chỉ đạo hoạt động xây dựng thôn văn hóa, chất lượng các gia đình văn hóa hàng năm không đạt hiệu quả.

2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.

- Việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Phong trào ở một số cấp ủy chi bộ chưa cao, chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội. Trưởng ban vận động, thành viên ban vận động thì kiêm nhiệm, hầu như cơ cấu trưởng thôn là trưởng ban vận động, nên phần lớn thời gian chỉ quan tâm tới công tác quản lý hành chính, phát triển kinh tê, không quan tâm đến hoạt động văn hóa của Thôn, Làng văn hóa. 

- Một số Ban vận động thôn chưa cố gắng, chưa nắm vững nội dung, cách thức thực hiện; chưa chủ động trong triển khai thực hiện; năng lực, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ, vì vậy  chưa nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nói chung và việc xây dựng Làng, Thôn văn hóa nói riêng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế nhà văn hóa thôn, đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, tuyên truyền; kinh phí xây dựng thôn văn hóa chủ yếu là do dân đóng góp, tuy nhiên việc huy động các nguồn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, nhiều Làng, Thôn sau khai trương nhiều năm vẫn không huy động được kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN PHONG TRÀO

“TOÀN DÂN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2016-2020

 

          I. MỤC TIÊU.

          - Nâng cao chất lư­ợng hoạt động toàn diện của các làng văn hoá góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng phát huy gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng một đời sống tinh thần ở mỗi địa bàn dân cư­ phát triển bền vững, không có tai tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, không còn trư­ờng hợp vi phạm pháp luật. Xây dựng địa ph­ương có môi trường trong sạch lành mạnh. Làm cơ sở để phấn đấu cuối năm 2016 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã văn hóa nông thôn mới.

         

          II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

          1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, sự quan tâm lãnh đạo của Cấp ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính quyền, sự chủ động, phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể cac đơn vị trong thực hiện Phong trào từ xã đòa thôn, trọng tâm là xây dựng Làng, Thôn văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới.

          2. Bám sát kế hoạch số 14-KH/BCĐ ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về chỉ đạo thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2016. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, các thiết chế nhà văn trong đó hướng vào việc cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất nhà văn hóa thôn hiện có, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BHVTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ VH,TT&DL; và đảm bảo tiêu chí về văn hóa đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3. Triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; tăng tỷ lệ người, gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ để phát triển phong trào.

          4. Đối với các Làng văn hóa, đã được công nhận danh hiệu "Làng văn hóa", cần tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng ở tất cả các nội dung, các tiêu chuẩn; thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng và kiểm tra công nhận lại cho các Làng văn hóa đã được công nhận từ 3 năm trở lên, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng xây dựng Làng văn hóa.

5. Ban vận động xây dựng Làng văn hóa chủ động, tích cực triển khai nhiệm vụ, giải pháp xây dựng thôn mình, với phương châm phát huy nội lực là chính; tăng cường việc vận động, tuyên truyền để nhân dân biết, hưởng ứng tham gia; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong bàn bạc, quyết định các nội dung, cách thức thực hiện xây dựng Làng văn hóa.

6. Đẩy mạnh hoạt động, nhân rộng các mô hình, các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an ninh trật tự, các phong trào người tốt, việc tốt, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, thi đua dạy tốt học tốt vv..., gắn với việc tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, nhân rộng mô hình tiêu biểu.

 

          Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Làng, Thôn, Đơn vị văn hoá là pháo đài vững chắc để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Để cho các Làng văn hoá ở địa phư­ơng phát triển vững mạnh trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội không ngừng phát triển. Đề nghị các cấp, các ngành, ban chỉ đạo phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tập trung chỉ đạo các làng văn hoá hoạt động có trọng tâm, có mục tiêu và đạt hiệu quả, phấn đấu cuối năm 2016  100% các Làng, Thôn, đơn vị trên địa bàn xã đạt danh hiệu làng, thôn, đơn vị Đạt chuẩn văn hoá, để địa phương sớm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã văn hóa nông thôn mới theo kế hoạch BCĐ đã đề ra./.

 

Nơi nhận:                                                                            CHỦ TỊCH

- BCĐ huyện (để báo cáo);

- TTr Đảng ủy xã (để báo cáo);

- TTr HĐND xã (để báo cáo);

- Các thành viên BCĐ xã (để thực hiện);

- BVĐ các thôn (để thực hiện);

- Lưu: VP.                                                                               Đỗ Quang Tiến