LỊCH SỮ HÌNH THÀNH XÃ HOẰNG GIANG
1. Lịch sữ hình thành, hệ thống chín, điều kiện tự nhiên, diện tích dân số, di tích, danh lam thắng cảnh;
- (Hoằng Giang là một xã thuần nông, nằm ở phía Tây Bắc Huyện Hoằng Hoá, cách trung tâm Huyện khoảng 15 Km. Có truyền thống cần cù trong lao động và xây dựng cuộc sống. Anh dũng đấu tranh chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Xã Hoằng Giang ngày nay gồm 2 làng, làng Trinh Sơn và làng Hợp Đồng. Làng Trinh Sơn còn có tên là Làng Chiêng (Chiêng tiếng Nôm còn gọi là Trinh). Làng Hợp đồng thuở xa còn gọi là làng Đồng Giang, Đồng Xá tục gọi là làng Đầu.
Trước cách mạng tháng 08 năm 1945, làng nào cũng có nhiều cây cổ thụ, có những cây cao tới 30m, tán rộng tới 400m2. Làng Hợp đồng có 12 cây, Trinh Sơn có 58 cây. Đặc biệt như cây Đa chợ Chiêng, tán rộng xum xuê tới 300 - 400 m2, gốc cây to và có tới 4 gốc đỡ cành, là nơi nghỉ mát cho nhân dân họp chợ. Hợp đồng cũng có cây cáo to ở chợ. Vì vậy cảnh quan 2 làng thật đẹp.
Hai làng nằm dọc theo bờ sông Mã, chạy dài uốn khúc tới 3400 m.Phía Đông giáp làng Nhân vực, Hoà Hú, Lộc bồi. Phía Tây và Nam giáp sông Mã. Bên kia là làng Giàng và làng Phùng. Có ngã ba sông giao nhau như Sông Chu, Sông Mã. Phía Bắc giáp làng Vĩnh Gia.
Đầu xã có 1 vực rộng sâu, là kho dự trữ nước cho nhân dân lấy nước tưới cho hoa màu, nhất là những năm hạn hán, trước đây chưa có trạm bơm.
Cuối xã có 1 quả núi không cao lắm, Diện tích 56.072 m2. Hình dáng như một con trâu khổng lồ nằm nghỉ mát, Núi có trữ lượng đá rất lớn, là kho vật liệu của nhân dân xây nhà ở.
Chạy xuyên qua 2 làng có một con đường lớn, gọi là Đường Thiên Lý. Đây là đường giao thông xưa kia từ Nam ra Bắc, nên có các Cung, trạm, Như Trạm Chiêng, Trạm Vừng, Trạm Gáo (Bỉm Sơn). Đường này khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, có đi qua đây (Làng Chiêng) lấy quân , Nên có câu:
Thình thình trống đánh quân sang
Chợ già trước mắt, Quán Nam giữa đường
Qua Chiêng thì sẽ sang Giàng
Qua Quán Đông Thổ vào làng Đình Hương
Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mÑ giµ.
2 làng có 1 bến đò sang bên Giàng (Thiệu Khánh bây giờ) gọi là Bến Đò Giàng, người qua lại đông vui.
Như vậy đường giao thông đường bộ, cũng như đường thuû, có vị trí quan trọng cả về quân sự và kinh tế.
-Về phong tục, tập quán.
Cả 2 làng đều có tập quán giống nhau, từ việc dựng vợ gả chồng, cưới xin, hiếu hỉ, giỗ tết. Mỗi làng đều có Đình lớn thờ Thành Hoàng, Làng Chiêng thờ tướng quân Cao Sơn, Làng Đầu thờ tướng quân Cao Lỗ. Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 02 âm lịch là ngày hai làng tổ chức rước thần, tục gọi là đi chạ, năm này thần làng này đến đình làng kia, sang năm ngược lại, cứ thế luân phiên hàng năm, làng nào được đón thần phải khiêng kiệu đến đón tại địa điểm gọi là nơi giao chạ, khi đi rước thần, Trai tráng mặc áo lửng đỏ, đai nịch, có đội nhạc Bát âm, cờ biển, tàn, lộng, gươm giáo rợp trời.
Làng được đón thần, phải làm cỗ tế lễ 2 thần, tế lễ xong trai tráng hương lý, quan viên, chức sắc vào ăn cổ chạ. Ngày hội chạ cả ngày thật vui và náo nhiệt.
Từ những ngày hội chạ như vậy, nên 2 làng có sự hoà nhập cộng đồng là mối quan hệ đoàn kết. Mỗi làng còn có đền thờ đức thánh hai là thần sinh cơ lập nghiệp ra làng đó. Làng nào cũng có chùa thờ phật, có phủ thờ đức thánh mẫu. Ngoài ra Trinh Sơn còn có đền thờ Đức thánh ông.
Xưa kia hàng năm các làng còn tổ chức Hội hè vào tháng giêng, tháng 2 và tháng 8. Đó là những dịp trai gái trong làng hội gặp nhau, đua tài, đua sắc bằng các hình thức hát đối, đáp giao duyên. Ngoài ra đến vụ cày cấy, gặt hái làng còn tổ chức hội xuống đồng, lên đồng, gọi là lễ “ Hạ Điền” thật nhộn nhịp.
- Về dân số
Xã Hoằng Giang trước khi thành lập (1953) có khoảng 2500 khẩu, thành phần nhân dân trong xã có nhiều dòng họ, đông nhất là họ Nguyễn 187 hộ, họ Cao 111 hộ, họ Đỗ 71 Hộ, Họ Lê 64 Hộ, họ Trần 29 Hộ, họ Trịnh 22 Hộ, họ Phạm 19 hộ, Họ Bùi 9 hộ, Họ Tạ 6 hộ, họ Đặng 5 hộ, Họ Tô 4 hộ, Họ Ngô 2 hộ, họ Vũ và họ Hàn 1 hộ. Các Dòng họ hiện nay trong xã một số Hộ đi định canh, định cư và sự phát triển hơn nhiều so với thời kỳ thành lập xã, hiện nay dân số có khoảng 4500 người.
-Về ruộng đất.
Cả 2 làng đều có ruộng cấy lúa, diện tích tự nhiên 363,8 Ha và 2 cánh bãi làm màu khoảng 50 Ha.Về ao hồ lớn nhỏ, cả 2 làng có 22 mẫu 5 sào. Ruộng đất xưa kia phần lớn là nằm trong tay các gia đình địa chủ, còn một số ruộng công do lý hương quản lý. Ngoài ra còn ruộng chùa, ruộng phe, ruộng Họ, ruộng Bút chỉ….Phần lớn nông dân làm ruộng rẽ cho địa chủ
- Về nông nghiệp.
Xưa kia 2 làng vẫn lấy nghề Nông nghiệp là chính, chuyên cấy lúa, trồng bông, khoai, ngô, đậu, lạc. Đặc biệt nghề trồng bông cả 2 làng đạt năng suất cao nổi tiếng trong vùng.
Bãi bồi 2 làng xưa kia là nơi trồng dâu nuôi tằm, riêng làng Hợp đồng có một xóm chuyên ươm tơ kéo sợi, dệt lụa nên có tên gọi là xóm Hàng lụa. Ngoài ra còn có nghề làm bánh bún và duy trì đến nay.
-Về thương nghiệp.
Xưa kia 2 làng có 2 chợ là Chợ Đầu và chợ Chiêng. Chợ Đầu là chợ lớn trong vùng, chuyển về làng Vĩnh Gia bây giờ, còn gọi là Chợ Đón. Vì đón từ làng Đầu về, hay gọi là chợ chùa Gia. Chợ Chiêng sau chuyển xuống làng Vĩnh (Hoằng Hợp). Tuy vậy, việc buôn bán cả 2 làng không phát đạt. Trinh Sơn có 1 xóm bến đò, có 1 số hộ buôn bán lặt vặt, như hoa quả,Trầu mấu, buôn nâu, buôn Luồng nứa. Trong làng có một số hộ bán hàng sáo, buôn Bông.
Nói tóm lại: Quê ta thưở xưa thật vui tươi nhộn nhịp, phong cảnh hữu tình. Xóm làng trù mật có đủ cảnh vật ngoạn mục nên xưa nay có câu ca
Đẹp thay phong cảnh Hoằng Giang
Núi sông một dải xóm làng đông vui.
Thuyền xe đi ngược về xuôi
Hoa màu đồng bãi xanh tươi bốn mùa.
2. Các doanh nhân lịch sữ, cá nhân điển hình tiên tiến, học sinh có thành tích trong các kỳ thi quốc tế, quốc gia, tỉnh, huyện:
Truyền thống hiếu học của xã Hoằng Giang ta gắn liền với truyền thống hiếu học của con người và văn hoá Hoằng Hoá. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền nhiều câu phương ngôn ca ngợi mảnh đất văn hiến này.
“Thi Hoằng Hoá, khoá Đông Sơn; Mẹo mực Quảng Xương, văn chương Hoằng Hoá; “Cơm Nông Cống, cá Quảng Xương, văn chương Hoằng Hoá”.
Góp phần tạo dựng duy trì và phát huy truyền thống hiếu học của huyện Hoằng Hoá có sự đóng góp của nhân dân Hoằng Giang. Từng gia đinh, từng dòng họ, từng làng, có vai trò rất to lớn. Đó là sự giáo dục trong mỗi gia đình là ông dạy cháu, cha dạy con, anh dạy em. Chính sự rèn cặp ở mỗi gia đình, dòng họ trong đó có vai trò to lớn của người mẹ, người vợ tạo nguồn động lực cho các con dùi mài kinh sử và thành danh với đời.
Chăm lo việc học hành và thi cử đỗ đạt của chồng, con, anh, em hầu như một việc quan trọng hàng đầu của mỗi gia đình, cho dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn nghèo khổ cũng cố gắng vượt qua cổ vũ việc học hành thi cử của các con, các cháu trong gia đình từ trước đến nay.
Lịch sử khoa cử ở nước ta bắt đầu từ thời lý, nhưng đi vào nề nếp là thời Lê và thời Trần.
Những người con Hoằng Giang đỗ đạt qua các triều đại góp phần vào danh nhân Hoằng Hoá cụ thể như:
1. Ông Cao Đình Lưu- làngTrinh Sơn đỗ Hương Cống khoa ất Dâụ niên hiệu Vĩnh Thịnh 1 (1705) đời vua Lê Dụ Tông.
2. Ông Lê Đình Tuân- làng Trinh Sơn đỗ Hương Cống khoa ất dậu niên hiệu Vĩnh Thịnh 1 (1705) đời vua Lê Dụ Tông
3. Ông Trịnh Nhiếp thế kỷ XVII đỗ Hương Cống Tân khoa năm đinh dậu (1717) làm giáo thụ, phụ nghĩa Hưng làng Trinh sơn.
4. Ông Nguyễn Đình Ngạc- làng Trinh Sơn đỗ Hương Cống khoa đinh Dậu, niên hiệu Vĩnh Thịnh 15 (1717) đời vua Lê Dụ Tông.
5. Ông Cao Châu Nguyên- làng Trinh Sơn đỗ Hương Cống năm (1729).
6. Ông Trịnh Quy- làng Trinh Sơn đỗ Hương Cống năm Mậu Tý (1729) làm tri huyện Đông Sơn Thanh Hoá.
7. Ông Trần Thố làng Trinh Sơn, đỗ Hương Cống khoa kỹ Mão năm Gia Long (1819)
8. Ông Lê Thân làng Trinh Sơn đỗ cử nhân, khoa canh ngọ năm Tự Đức 23(1870) làm Lang Trung, tham Gia Phong trào Cần Vương.
9. Ông Lê Triết- làng Trinh Sơn, đỗ cử nhân khoa đinh dậu năm Minh Mệnh 18 (1873).
10. Ông Phạm Thuận Huy- làng Hợp Đồng, đỗ cử nhân khoa Nhâm Ngọ năm Tự Đức 35 (1882)
11. Ông Phạm Du Lâm Làng Trinh Sơn, đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ, năm Thành Thái 18 (1906).
12 Ông Nguyễn Thọ Tốn (1834) ở làng Hợp Đồng, không cã sắc phong năm nào con rể phụ chính Tôn Thất Thuyết., hưởng ứng chiếu cần vương. Được sắc phong bá hộ và được lệnh của bố vợ, Nguyễn thọ Tốn tập hợp hàng trăm gia đình cùng với tá điền tổ chức thành lực lượng.
13. Ông Cao Bá Điển (1848 - 1896) làng Trinh Sơn đậu cử nhân võ năm 1879.
- Như vậy truyền thống hiếu học của người Hoằng Giang ta trước đây được tạo dựng trên một nền tảng vững chắc, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chủ thể là sự nổ lực của mỗi thành viên trong họ tộc, của truyền thống gia đình, sự khích lệ của cộng đồng và chính sách đãi ngộ của nhà nước trong giai đoạn lịch sử đó.
- Năm 1930 ĐCSVN ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta giành lại chính quyền.
- Năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập dân ta được độc lập tự do ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành. Nhân dân lại phát huy truyền thống hiếu học của quê hương Hoằng Giang, góp phần vào trang sử hiếu học huyện Hoằng Hoá và danh nhân Hoằng Hoá, trong thời đại Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đất nước ta dân giàu nước mạnh dân chủ , công bằng, văn minh
3. Thông tin về doanh nghiệp:
1. Doanh nghiệp: Công ty TNHH Vận tải Hoàng Anh
Địa chỉ: Thôn Hợp Đồng xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa
2. Doanh nghiệp: Công ty TNHH Vận tải Đức Minh
Địa chỉ: Thôn Trinh Phúc xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa
3. Doang nghiệp: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp Thành Sơn
Địa chỉ: Thôn Hợp Đồng xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa
4. Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Hoằng Giang
Địa chỉ: Thôn Hợp đồng xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa
5. Doanh nghiệp: Công ty TNHH tư vấn Ngọc Ánh
Địa chỉ: Thôn Trinh Thọ xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa
6. Công ty TNHH thiên Trang 389
Địa chỉ: SN 78 Thôn Trinh Thọ xã Hoằng Giang - huyện Hoằng Hóa- tỉnh Thanh Hóa
- Công khai xin lỗi trong giải quết thủ tục hành chính
- Công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính tuần 2 từ ngày 11 đến 15.11.2024
- Công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính tuần 1 từ ngày 28 đến 8/11/2024
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần 4 ( từ ngày 20 đến 24 tháng 5 năm 2024)
- Công khai giải quyết thủ tục hành chính tuần 3 từ ngày 21 đến 25.10.2024